Công nghệ màng MBR

CÔNG NGHỆ MÀNG MBR

Công nghệ màng MBR

  • Là công nghệ tiên tiến bằng phương pháp sinh học kết hợp kỹ thuật tách sinh khối bằng màng lọc MF/ UF với kích thước lỗ màng dao động từ 0,1-0,4μm.
  • Quá trình sinh học có thể kết hợp kỵ khí-thiếu khí-hiếu khí (AAO, AO) tùy thuộc vào yêu cầu xử lý chất hữu cơ hay xử lý triệt để cả chất dinh dưỡng (N, P).
  • MBR có thể được vận hành thời gian lưu bùn SRT rất lâu (5-50 ngày) với MLSS cao và tỷ số F/M thấp.
  • MBR có khả năng nitrat hóa cao hơn quá trình bùn hoạt tính thông thường, vì thời gian cho vi khuẩn nitrat hóa lâu hơn (SRT dài, F/M thấp).
  • Kích thước bông bùn trong MBR nhỏ cho phép quá trình chuyển hóa chất dinh dưỡng và oxy vào trong nhiều hơn.
  • Sự hiện diện của màng lọc trong bể MBR ngăn ngừa sự rửa trôi vi sinh vật nitrat hóa tại thời điểm SRT và HRT ngắn.
  • Lượng bùn MBR sinh ra rất ít.

Ưu việt của công nghệ màng MBR trong xử lý nước thải

Công nghệ MBR trong xử lý nước thải
Công nghệ MBR trong xử lý nước thải

So sánh dây chuyền công nghệ màng MBR và công nghệ bùn hoạt tính

Dây chuyền công nghệ MBR và công nghệ bùn hoạt tính
Dây chuyền công nghệ MBR và công nghệ bùn hoạt tính

Sơ đồ công nghệ màng MBR và công nghệ bùn hoạt tính

Sơ đồ công nghệ MBR và công nghệ bùn hoạt tính
Sơ đồ công nghệ MBR và công nghệ bùn hoạt tính

Tải trọng BOD công nghệ màng MBR và công nghệ bùn hoạt tính

So sánh tải trọng BOD của công nghệ MBR và công nghệ bùn hoạt tính
So sánh tải trọng BOD của công nghệ MBR và công nghệ bùn hoạt tính

Ưu điểm của công nghệ màng MBR so với công nghệ truyền thống

  • Hầu như không phụ thuộc khả năng lắng của bùn và hàm lượng bùn cao.
  • Xử lý tải lượng ô nhiễm lớn, kích thước công trình xử lý sinh học nhỏ.
  • Giảm được các biện pháp xử lý như lắng thứ cấp, lọc, cô đặc bùn hoặc các biện pháp khác nhằm lọai bỏ triệt để hơn SS và BOD.
  • Hiệu quả xử lý về vi sinh vật rất cao, giảm thiểu các nguy cơ nhiễm bệnh, không dùng hóa chất.
  • Nước sau xử lý có chất lượng rất tốt, có khả năng tái sử dụng lại ví dụ cho các mục đích tạo cảnh quan, dội nhà vệ sinh, tưới cây, làm mát, sản xuất.
  • Hoạt động ổn định, ngày cả ở các trạm công suất nhỏ.
  • Tiêu thụ năng lượng ít.
  • Lượng bùn dư nhỏ.
  • Kích thước trạm xử lý nhỏ.

Hạn chế của công nghệ màng MBR

  • Kinh phí đầu tư lớn, màng phải nhập ngoại.
  • Dễ tắc màng do vận hành không có kinh nghiệm và nhiều nơi, nước thải có độ cứng cao.

Sơ đồ công nghệ bể sinh học AO-MBR

Sơ đồ công nghệ bể sinh học AO-MBR
Sơ đồ công nghệ bể sinh học AO-MBR

Nghiên cứu công nghệ MBR kỵ khí

Hệ thống xử lý nước thải hợp khối công nghệ dùng màng lọc sinh học MBR – Membrane Bio Reactor

Công nghệ màng MBR
Công nghệ màng MBR

Kết luận

  • Công nghệ XLNT bằng MBR phù hợp để xử lý loại nước thải đô thị và công nghiệp ở các khu vực có yêu cầu xả thải cao, eo hẹp về quỹ đất và không có điều kiện xử lý về bùn cặn.
  • Công nghệ này cũng phù hợp với các trạm XLNT phân tán, trong các khu đô thị mới, các tòa nhà chung cư cao cấp, khách sạn và bệnh viện.
  • Nước thải sau khi xử lý có thể tái sử dụng cho các công trình vui chơi giải trí và vệ sinh cho đô thị. Màng lọc sinh học MBR

Các công nghệ xử lý nước thải tiên tiến nhất hiện nay
Công nghệ màng MBR
Bể sinh học hiếu khí
Công nghệ MBBR trong xử lý nước thải
Công nghệ sinh học MBBR
Lọc thô trước khi xử lý
Ứng dụng lọc azud trong xử lý nước thải
Hệ thống xử lý nước tàu thủy